Mừng Khai Trương - Ưu đãi giảm 5%

Các Loại Sâu Bệnh Hại Thường Gặp Khi Trồng Cây Cảnh

Khi trồng cây cảnh, việc chăm sóc và bảo vệ cây khỏi sâu bệnh là một trong những việc quan trọng nhất. Các loại sâu bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, làm cho cây mất màu, héo và chết dần. Dưới đây là một số loại sâu bệnh phổ biến mà bạn có thể gặp phải khi trồng cây cảnh, cùng với cách phòng trừ hiệu quả.

Rệp Sáp (Aphids)

Triệu chứng rệp sáp

Rệp sáp là một trong những loại sâu bệnh phổ biến nhất khi trồng cây cảnh. Chúng có kích thước nhỏ, màu trắng, thường tụ tập trên lá và thân cây, hút nhựa cây và làm suy yếu sự phát triển của cây. Nếu không được kiểm soát, rệp sáp có thể lan rộng và gây thiệt hại lớn cho vườn cây cảnh. Các loại cây thường bị bệnh rệp sáp như cây Sứ, cây Mai Vạn Phúc v.v...

Cách trị sâu rệp sáp

Sữ dụng thuốc Karate 2.5 EC (thuốc tham khảo) của Syngenta để phun cho cây bị bệnh rệp sáp. Cách pha thuốc bạn có thể đọc trên bao bì của thuốc, nếu trường hợp bị nhiều rệp sáp tấn công bạn có thể tăng 30% thuốc so với liều thuốc được chỉ định trên bao bì. Lưu ý thuốc độc tính cao thành phần gồm hoạt chất Lambda-cyhalothrin nên khi phun thuốc bạn nên trang bị đầy đủ bảo hộ.

Sâu Đục Thân (Borers)

Triệu chứng của sâu đục thân

Sâu đục thân thường tấn công các loại cây có thân gỗ, làm cây mất nước và chất dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng cây héo và chết dần. Dấu hiệu nhận biết là sự xuất hiện của các lỗ nhỏ trên thân cây và sự rụng lá không tự nhiên. Vì sâu đục thân thường ẩn nấp phía bên trong thân cành cây, nên rất khó để phát hiện kịp thời. Cây cổ thụ là nơi lý tưởng để sâu đục thân tấn công. Vậy phải nên phòng bệnh tốt hơn trị bệnh cây.

Cách phòng bệnh sâu đục thân

Sữ dụng thuốc Afudan 3GR rải bên dưới gốc các cây đề phòng, sâu đục thân từ dưới đất tấn công lên cây. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc Virtako® 40WG để phun lên thân cây mục đích để diệt trừ sâu trên thân. Nếu bạn thấy xuất hiện các lỗ nhỏ trên thân cây, bạn có thể dùng ống kim tiêm bơm trực tiếp thuốc Virtako® 40WG đa pha vào thân cây.

Nhện Đỏ (Red Spider Mites)

Triệu chứng cây bị Nhện Đỏ tấn công

Nhện đỏ là loài gây hại nhỏ bé nhưng vô cùng nguy hiểm. Chúng thường xuất hiện ở mặt dưới của lá, làm cho lá cây bị bạc màu, khô héo và rụng. Nếu không phát hiện kịp thời, nhện đỏ có thể phá hủy toàn bộ cây cảnh trong một thời gian ngắn. Nhện đỏ thường xuất hiện trên cây Hoa Hồng, Hoa Cúc

Cách trừ Nhện Đỏ

Sữ dụng thuốc Karate 2.5 EC của Syngenta để phun cho cây bị bệnh rệp sáp. Pha và phun trực tiếp lên cây bị Nhện đỏ, theo dõi kết quả của bệnh.

Bệnh Nấm Đốm Lá (Leaf Spot Fungus)

Triệu chứng bệnh nấm đốm lá

Bệnh nấm đốm lá là một trong những bệnh phổ biến nhất ở cây cảnh. Dấu hiệu của bệnh là các đốm nâu hoặc đen xuất hiện trên lá, làm lá rụng sớm và cây không thể quang hợp hiệu quả. Nguyên nhân chính thường do độ ẩm cao và lưu thông không khí kém. Các loại nấm phổ biến trên cây như Nấm Gỉ Sắt, Nấm Đốm Đen, Nấm mắt cua.

Cách chữa trị các bệnh về nấm đốm lá

Sữ dụng thuốc AnVil 5SC là thuốc trừ bệnh phổ rộng, tiêu diệt nấm bệnh thông qua cơ chế ngăn cản sinh tổng hợp Ergosterol (chất cấu tạo nên màng tế bào nấm bệnh), nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không hình thành được tế bào mới. Anvil được mô cây hấp thu nhanh, chuyển vị và lưu dẫn mạnh nên kiểm soát nấm bệnh nhanh chóng, hiệu quả và kéo dài bằng cơ chế vừa phòng vừa trừ bệnh nấm đốm lá. Cách sữ dụng theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc.

Bệnh Thối Rễ (Root Rot)

Triệu chứng bị bệnh thối rễ

Cây có biểu hiện bị thối nhũn ở đầu cổ rễ, sau đó lan sang các vị trí khác. Bệnh thối rễ thường xảy ra ở những cây cảnh bị tưới quá nhiều nước hoặc đất trồng có khả năng thoát nước kém. Rễ cây bị thối sẽ làm cây mất khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng cây bị héo và chết. Bệnh thường gặp ở các cây nội thất, do trồng trong chậu nên không kiểm soát đúng lượng nước cho cây, cây dễ bị bệnh này.

Cách trị bệnh thổi rễ

Thay đất trồng, đảm bảo cây không bị ngập, phun thuốc trừ nấm Anvil để phòng trừ nấm gây ra bệnh thối rễ, ngoài ra bổ sung chất dinh dưỡng, đa lượng vị lượng đủ để cây phát triển tốt.

Rầy Chổng Cánh hay còn gọi Rầy Phấn Trắng (Whiteflies)

Triệu chứng Rầy Phấn Trắng

Rấy phấn trắng thường xuất hiện trên cây Tường Vi, hút nhựa lá, và đẻ trứng có màu xanh nhạt ở dưới mặt lá. Chúng thường có màu trắng, tập trung thành cụm trên cây.

Rầy chổng cánh là một loại sâu bệnh khá phổ biến trên các cây cảnh, đặc biệt là các loài cây có lá mỏng và mềm. Chúng hút nhựa từ lá cây, gây ra hiện tượng lá bị vàng và héo úa. Ngoài ra, rầy chổng cánh còn là nguyên nhân gây ra nấm muội đen trên lá cây.

Cách trị Rầy Phấn Trắng

Sữ dụng thuốc PENALTY 40WP để phun cho cây bị bệnh, thường mình sẽ phun 2 lần. Lần đầu phun đều trên các cây bị rầy, sau đó 7-10 ngày mình sẽ phun lại một lần nữa để diệt hoàn toàn ấu trùng của rầy Phấn Trắng.

Còn Tiếp

Chia sẻ:
Tác giả:
Bùi Đức Cường
Ngày đăng:
Zalo logo